Tại trường Mầm non Hưng Thắng, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), việc có không ít khoản thu vô lý đã khiến nhiều phụ huynh không đồng tình.
Nhiều khoản thu vô lý, chồng chéo?Trước đó, vào ngày 15/10, Trường Mầm non Hưng Thắng, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) tổ chức cuộc họp đầu năm với các phụ huynh để thông qua Kế hoạch dạy và học, cũng như công tác thu – chi tại trường. Tại đây, nhiều phụ huynh đã ngỡ ngàng trước các khoản thu “vô lý” mà nhà trường đưa ra.Theo đó, ban giám hiệu đưa ra 23 danh mục mua sắm cơ sở vật chất năm học 2016 – 2017. Đồng thời, trong bản danh mục đồ dùng, đồ chơi, các loại học liệu lớp 5 tuổi cũng có tới 59 mục. Theo tính toán của các phụ huynh, trung bình mỗi em phải đóng 3.3 triệu đồng (đã bao gồm tiền ăn tháng đầu tiên, 15.000 đồng/ngày).
Cụ thể, mỗi phụ huynh phải đóng 344.000 đồng/em/năm để thuê cô nấu ăn; tiền mua máy lọc nước 69.000 đồng/em, 2 ngày công lao động… Đặc biệt, mỗi phụ huynh còn phải nộp tiền xã hội hóa theo mức thu bình quân là từ 700.000/em/năm.Nhiều phụ huynh cũng cho biết, nhà trường có nhiều khoản thu không rõ ràng và mua thiết bị với giá cao so với thị trường. Ví dụ: máy lọc nước được nhà trường báo giá 17.230.000 đồng, giá khảo sát của phụ huynh chỉ 12.100.000 đồng; Tủ ga nấu giá khảo sát 15.000.000 đồng, nhà trường báo giá 23.630.000 đồng; Ghế ngồi của trẻ giá 80.000 đồng nhưng trường báo giá 165.000 đồng.Kế hoạch mua sắm của trường mầm non
Không những thế, trong danh mục các đồ dùng mà nhà trường liệt kê còn nhiều khoản vô lý, chồng chéo như: Phiếu bé ngoan, bộ dụng cụ bác sỹ, bộ dụng cụ bác sỹ (dùng chung), trang phục bác sỹ, bút lông, bút màu… Riêng danh mục chổi thì mỗi cháu đã phải dùng tới 5 loại: chổi chùi toa-tet, chổi lau nhà 360 độ, chổi màn, chổi đót, chổi cước.Vì thế, trong cuộc họp này, nhiều phụ huynh chưa đồng ý với dự toán thu – chi do nhà trường đề ra. Sự việc còn chưa có kết quả thì nhiều phụ huynh truyền tai nhau về việc hiệu trưởng tuyên bố nếu “phụ huynh nộp xã hội hóa 500.000 đồng thì trẻ nằm chiếu, không được nằm phản” khiến tất cả mọi người đều bức xúc.Ngay sau đó, phụ huynh đã đứng lên phản đối và yêu cầu nhà trường giải thích. Một số phụ huynh còn gửi đơn phản ánh lên chính quyền xã yêu cầu kiểm tra, xem xét việc thu – chi của Trường Mầm non Hưng Thắng.Trả lại tiền mua đồ dùng, đồ chơi cho phụ huynhTrao đổi với cô Lê Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường Mầm non Hưng Thắng, được biết toàn bộ kế hoạch là dự kiến, vì vậy mới đưa ra trong cuộc họp để vận động phụ huynh đóng góp, chứ chưa hề triển khai việc thu.“Năm học 2016-2017, theo tính toán nhà trường cần 174.000.000 đồng. Trong đó, nhiều tiền nhất là trả nợ đề án xây mới 3 phòng học cho UBND xã và mua sắm, thay thế một số đồ dùng thiết yếu phục vụ dạy học”, cô Hà nói.Theo các nội dung phụ huynh thắc mắc, cô Hà giải thích, trường có 249 học sinh chia làm 8 lớp, trong đó có một học sinh bị khuyết tật miễn vận động xã hội hóa, nên tính toán thì mỗi cháu phải đóng 700.000 đồng mới đủ số tiền cần chi. “Tuy nhiên trong cuộc họp nhà trường vẫn để các phụ huynh lựa chọn các mức đóng góp từ 500.000 - 700.000 đồng, không ép buộc một ai cả”, cô Hà khẳng định.Các em học sinh vui chơi tại trường Mầm non Hưng Thắng.
Cô Hà giải thích thêm: “Vào đầu năm học, nhà trường thiếu 20 chiếc phản (mỗi phản 2 cháu nằm). Tuy nhiên lúc đó chưa thể tổ chức họp phụ huynh. Vì thế, nhà trường đã tự ý mua bổ sung cho các cháu, để các cháu không ai phải nằm chiếu cả. Số tiền này cũng được chia đều. Nhiều phụ huynh không hiểu, cứ nghĩ đóng 500.000 đồng thì nhà trường sẽ không cho các cháu nằm phản”.Riêng giá cả các thiết bị như máy lọc nước, tủ ga nấu cơm, ghế ngồi của học sinh nhà trường thông báo tới phụ huynh dựa trên bảng báo giá của nhà cung cấp. “Các đồ dùng này đúng giá, đúng quy chuẩn, có biên lai rõ ràng, còn ngoài thị trường đồ không thật nên mới có giá rẻ hơn”, cô Hà nói.Còn về các đồ dùng, đồ chơi, các loại học liệu của học sinh, thực tế đây là nhà trường mua hộ cho phụ huynh chứ không phải là ép buộc. “Nhà trường bây giờ mới nhận được văn bản chỉ đạo của sở và phòng về việc cấm tuyệt đối mua hộ phụ huynh học sinh. Nên sắp tới, nhà trường sẽ họp và hoàn trả về số tiền này”, cô Hà cho biết.Yêu cầu tạm dừng việc thu các khoản đóng góp của UBND xã Hưng Thắng
Liên quan đến vấn đề trên, ông Phan Hữu Thao, Phó chủ tịch UBND xã Hưng Thắng cho biết đã họp và yêu cầu Trường Mầm non Hưng Thắng tạm dừng thu các khoản đóng góp mang tính tự nguyện.Được biết, UBND xã Hưng Thắng đã đồng ý về mặt chủ trương kế hoạch thu – chi đầu năm của trường, tuy nhiên yêu cầu phải được sự đồng tình, thống nhất của phụ huynh mới triển khai.“Nhận được phản ánh, xã lập tức yêu cầu trường tạm dừng thu, phối hợp với ban vận động xây dựng cơ sở vật chất tổ chức họp lại phụ huynh để giải thích, vận động phụ huynh đóng góp trên tình thần tự nguyện, thống nhất cao. Các khoản thu sai, nhà trường phải trả lại”, ông Thao khẳng định.Đồng thời, trong cuộc họp sắp tới, dự kiến ngày 6/11, phải làm rõ, giải thích các khoản thu mà phụ huynh thắc mắc. Số đồ dùng, đồ chơi, học liệu đã mua, nếu không nhận được sự thống nhất của phụ huynh, nhà trường và giáo viên phải có trách nhiệm hoàn trả bằng tiền cho phụ huynh.
Nhiều khoản thu vô lý, chồng chéo?
Trước đó, vào ngày 15/10, Trường Mầm non Hưng Thắng, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) tổ chức cuộc họp đầu năm với các phụ huynh để thông qua Kế hoạch dạy và học, cũng như công tác thu – chi tại trường. Tại đây, nhiều phụ huynh đã ngỡ ngàng trước các khoản thu “vô lý” mà nhà trường đưa ra.
Theo đó, ban giám hiệu đưa ra 23 danh mục mua sắm cơ sở vật chất năm học 2016 – 2017. Đồng thời, trong bản danh mục đồ dùng, đồ chơi, các loại học liệu lớp 5 tuổi cũng có tới 59 mục. Theo tính toán của các phụ huynh, trung bình mỗi em phải đóng 3.3 triệu đồng (đã bao gồm tiền ăn tháng đầu tiên, 15.000 đồng/ngày).
Cụ thể, mỗi phụ huynh phải đóng 344.000 đồng/em/năm để thuê cô nấu ăn; tiền mua máy lọc nước 69.000 đồng/em, 2 ngày công lao động… Đặc biệt, mỗi phụ huynh còn phải nộp tiền xã hội hóa theo mức thu bình quân là từ 700.000/em/năm.
Nhiều phụ huynh cũng cho biết, nhà trường có nhiều khoản thu không rõ ràng và mua thiết bị với giá cao so với thị trường. Ví dụ: máy lọc nước được nhà trường báo giá 17.230.000 đồng, giá khảo sát của phụ huynh chỉ 12.100.000 đồng; Tủ ga nấu giá khảo sát 15.000.000 đồng, nhà trường báo giá 23.630.000 đồng; Ghế ngồi của trẻ giá 80.000 đồng nhưng trường báo giá 165.000 đồng.
Kế hoạch mua sắm của trường mầm non |
Không những thế, trong danh mục các đồ dùng mà nhà trường liệt kê còn nhiều khoản vô lý, chồng chéo như: Phiếu bé ngoan, bộ dụng cụ bác sỹ, bộ dụng cụ bác sỹ (dùng chung), trang phục bác sỹ, bút lông, bút màu… Riêng danh mục chổi thì mỗi cháu đã phải dùng tới 5 loại: chổi chùi toa-tet, chổi lau nhà 360 độ, chổi màn, chổi đót, chổi cước.
Vì thế, trong cuộc họp này, nhiều phụ huynh chưa đồng ý với dự toán thu – chi do nhà trường đề ra. Sự việc còn chưa có kết quả thì nhiều phụ huynh truyền tai nhau về việc hiệu trưởng tuyên bố nếu “phụ huynh nộp xã hội hóa 500.000 đồng thì trẻ nằm chiếu, không được nằm phản” khiến tất cả mọi người đều bức xúc.
Ngay sau đó, phụ huynh đã đứng lên phản đối và yêu cầu nhà trường giải thích. Một số phụ huynh còn gửi đơn phản ánh lên chính quyền xã yêu cầu kiểm tra, xem xét việc thu – chi của Trường Mầm non Hưng Thắng.
Trả lại tiền mua đồ dùng, đồ chơi cho phụ huynh
Trao đổi với cô Lê Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường Mầm non Hưng Thắng, được biết toàn bộ kế hoạch là dự kiến, vì vậy mới đưa ra trong cuộc họp để vận động phụ huynh đóng góp, chứ chưa hề triển khai việc thu.
“Năm học 2016-2017, theo tính toán nhà trường cần 174.000.000 đồng. Trong đó, nhiều tiền nhất là trả nợ đề án xây mới 3 phòng học cho UBND xã và mua sắm, thay thế một số đồ dùng thiết yếu phục vụ dạy học”, cô Hà nói.
Theo các nội dung phụ huynh thắc mắc, cô Hà giải thích, trường có 249 học sinh chia làm 8 lớp, trong đó có một học sinh bị khuyết tật miễn vận động xã hội hóa, nên tính toán thì mỗi cháu phải đóng 700.000 đồng mới đủ số tiền cần chi. “Tuy nhiên trong cuộc họp nhà trường vẫn để các phụ huynh lựa chọn các mức đóng góp từ 500.000 - 700.000 đồng, không ép buộc một ai cả”, cô Hà khẳng định.
Các em học sinh vui chơi tại trường Mầm non Hưng Thắng. |
Cô Hà giải thích thêm: “Vào đầu năm học, nhà trường thiếu 20 chiếc phản (mỗi phản 2 cháu nằm). Tuy nhiên lúc đó chưa thể tổ chức họp phụ huynh. Vì thế, nhà trường đã tự ý mua bổ sung cho các cháu, để các cháu không ai phải nằm chiếu cả. Số tiền này cũng được chia đều. Nhiều phụ huynh không hiểu, cứ nghĩ đóng 500.000 đồng thì nhà trường sẽ không cho các cháu nằm phản”.
Riêng giá cả các thiết bị như máy lọc nước, tủ ga nấu cơm, ghế ngồi của học sinh nhà trường thông báo tới phụ huynh dựa trên bảng báo giá của nhà cung cấp. “Các đồ dùng này đúng giá, đúng quy chuẩn, có biên lai rõ ràng, còn ngoài thị trường đồ không thật nên mới có giá rẻ hơn”, cô Hà nói.
Còn về các đồ dùng, đồ chơi, các loại học liệu của học sinh, thực tế đây là nhà trường mua hộ cho phụ huynh chứ không phải là ép buộc. “Nhà trường bây giờ mới nhận được văn bản chỉ đạo của sở và phòng về việc cấm tuyệt đối mua hộ phụ huynh học sinh. Nên sắp tới, nhà trường sẽ họp và hoàn trả về số tiền này”, cô Hà cho biết.
Yêu cầu tạm dừng việc thu các khoản đóng góp của UBND xã Hưng Thắng |
Liên quan đến vấn đề trên, ông Phan Hữu Thao, Phó chủ tịch UBND xã Hưng Thắng cho biết đã họp và yêu cầu Trường Mầm non Hưng Thắng tạm dừng thu các khoản đóng góp mang tính tự nguyện.
Được biết, UBND xã Hưng Thắng đã đồng ý về mặt chủ trương kế hoạch thu – chi đầu năm của trường, tuy nhiên yêu cầu phải được sự đồng tình, thống nhất của phụ huynh mới triển khai.
“Nhận được phản ánh, xã lập tức yêu cầu trường tạm dừng thu, phối hợp với ban vận động xây dựng cơ sở vật chất tổ chức họp lại phụ huynh để giải thích, vận động phụ huynh đóng góp trên tình thần tự nguyện, thống nhất cao. Các khoản thu sai, nhà trường phải trả lại”, ông Thao khẳng định.
Đồng thời, trong cuộc họp sắp tới, dự kiến ngày 6/11, phải làm rõ, giải thích các khoản thu mà phụ huynh thắc mắc. Số đồ dùng, đồ chơi, học liệu đã mua, nếu không nhận được sự thống nhất của phụ huynh, nhà trường và giáo viên phải có trách nhiệm hoàn trả bằng tiền cho phụ huynh.
Đăng nhận xét